Tình trạng khăn bị ẩm mốc, xuất hiện những vết rêu xanh vàng không phải tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là khăn khách sạn. Dệt may Tuấn Anh sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách xử lý khăn khách sạn bị ẩm mốc hiệu quả và tiết kiệm nhất trong bài viết dưới đây.
Vì sao khăn khách sạn bị ẩm mốc?
Khăn khách sạn bị mốc thường là do giặt không đúng quy trình hoặc bảo quản không đúng phương pháp. Từ đó dẫn đến sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn nấm mốc.
Bên cạnh đó, có thể do máy giặt khăn của khách sạn lâu ngày không được vệ sinh nên xung quanh bị ẩm ướt, gây hiện tượng ẩm mốc, xuất hiện mùi hôi khó chịu trên khăn.
Cách xử lý vết mốc trên khăn khách sạn hiệu quả và tiết kiệm
Có 2 cách đơn giản để xoá bỏ vết mốc trên khăn tắm khách sạn, cụ thể như sau:
Sử dụng baking soda và giấm trắng để xử lý vết ẩm mốc
Đầu tiên, bạn hãy hòa hỗn hợp baking soda với giấm theo tỉ lệ 1:1. Tiếp đó, cho khăn vào trong máy giặt và chỉnh nhiệt độ từ 70 – 80 độ C. Cho hỗn hợp 2 chất vừa hòa được vào máy, sau đó hãy vắt khô khăn. Rồi tiếp tục cho thêm 50 gram bột baking soda vào máy và giặt ở nhiệt độ 70 độ C.
Sau khi giặt khăn xong thì đem sấy hoặc phơi khô khăn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Để khăn được khô hoàn toàn và loại bỏ mọi vi khuẩn bám trên khăn. Đợi khăn khô hoàn toàn thì mới được gấp khăn gọn gàng và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách xử lý vết mốc với nước nóng và bột giặt
Pha bột giặt với nước theo tỉ lệ 1:1, nếu số lượng khăn lớn thì hãy pha theo tỉ lệ 2:3. Khi pha, bạn nên sử dụng găng tay vì bột giặt có chứa chất tẩy dễ gây ảnh hưởng đến da.
Tiếp đó, cho khăn vào trong thau và đổ nước nóng ở nhiệt độ từ 70 – 80 độ C vào đến khi nước ngập hết khăn rồi ngâm khăn từ 10 – 16 tiếng.
Sau khi ngâm xong thì vắt khăn thật khô và cho vào máy giặt. Chỉnh nhiệt độ nước ở mức cao nhất rồi giặt khăn như bình thường.
Giặt khăn xong bạn hãy sấy khô khăn ở mức vừa phải rồi mang khăn ra ngoài chỗ có ánh nắng mặt trời để khăn khô hoàn toàn rồi mới xét lại và đem đi cất.
Một số điều cần lưu ý khi xử lý nấm mốc trên khăn khách sạn
- Không áp dụng những phương pháp trên cho mỗi lần giặt khăn. Bởi làm như vậy khăn sẽ dễ bị mục, khô cứng dần và không còn giữ được sự mềm mại, mịn màng như lúc đầu. Chỉ nên áp dụng khi khăn có mùi khó chịu, bị ẩm mốc.
- Tránh dùng nước xả vải để loại bỏ mùi hôi ở trên khăn khách sạn. Bởi chúng chẳng những không loại bỏ được vết mốc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của khăn.
- Thay vì sấy ở nhiệt độ cao thì sẽ tốt hơn nếu phơi khăn dưới trời nắng để duy trì được sự mềm mại lâu dài.
Hướng dẫn cách bảo quản khăn khách sạn không bị ẩm mốc
- Thiết kế thanh treo khăn ở bên ngoài phòng tắm. Như vậy, khách hàng có thể dễ dàng treo khăn mỗi khi dùng xong. Đồng thời hạn chế vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt của nhà tắm có dịp phát triển trên khăn.
- Sau khi khách trả phòng thì nên mang khăn đi giặt ngay, tránh để khăn quá lâu sẽ gây mùi khó chịu và ẩm mốc.
- Gấp và xếp khăn gọn gàng ngay ngắn sau khi khăn khô hoàn toàn, sau đó bảo quản khăn ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Nên mua khăn có chất lượng tốt, được làm từ chất liệu tự nhiên.
Lời kết
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã biết cách xử lý khăn khách sạn bị ẩm mốc một cách hiệu quả, nhanh chóng. Nếu có nhu cầu đặt mua khăn khách sạn, quý khách hàng có thể gọi ngay cho Dệt may Tuấn Anh theo hotline 0986054111 để được tư vấn chi tiết.